Chương 8: Mật mã tương phá
Một loại mối quan hệ khác mà các yếu tố có thể có với nhau trong biểu đồ Bát tự là mối quan hệ tương phá. Trong tiếng Trung, thuật ngữ này là "Phá"' - giống như nhiều từ tiếng Trung, một định nghĩa chính xác là rất khó khăn. "Phá" là thuật ngữ kỹ thuật mà tôi đã chọn cho mối quan hệ này bởi vì "Phá" trong Bát tự thường chỉ ra hành vi hoặc các mối quan hệ hoặc kết quả gây tổn hại đối với một người.
Tương phá xuất hiện trong biểu đồ biểu thị khả năng xảy ra tình huống khiến một người cảm thấy như bị dồn vào chân tường hoặc người đó bị ép buộc phải thực hiện một số hành động mà họ không muốn thực hiện. Nó cũng có thể dẫn đến việc một người biết rằng mình bị bệnh, họ đã lên phương án đề phòng nhưng vẫn không tránh được.
Ví dụ, một người bị buộc phải làm việc trong một nhà máy và do hậu quả của một tai nạn kỳ quặc, mất một ngón tay hoặc bị thương tật. Hoặc một người không thể uống hoặc không thích uống rượu nhưng vì tính chất công việc, đòi hỏi phải giao tiếp với khách hàng, phải uống rượu. Kết quả là, người đó bị tổn thương gan hoặc bị bệnh do uống rượu liên tục.
Theo truyền thống, tương phá có liên quan đến kết quả tiêu cực đối với người đó. Tuy nhiên, quan điểm này không phải là cách tiếp cận của tôi với Bát tự và tôi tin rằng đây không phải là cách tiếp cận đúng đắn trong thời đại ngày nay. Ngày nay những trải nghiệm cay đắng hoặc trải nghiệm tồi tệ thường mang lại cho con người một hướng phát triển mới và được sử dụng như một động lực cho sự thay đổi. Một viên thuốc đắng đôi khi cần thiết để thúc đẩy họ phát triển.
Nếu một người cần loại bỏ cái cũ để hướng đến cái mới, thì tương phá không xấu. Do đó, ngày nay, cách tiếp cận với tương phá là khuyên khách hàng đứng lên trên những gì đã xảy ra với họ, tìm kiếm những bài học trong sự thất bại và xây dựng lại theo một hướng mới.
Ngoài ra, trong khi tương phá xuất hiện, tại thời điểm xảy ra, cường độ của tương phá phải được tính đến trước khi người ta đưa ra kết luận. Sức mạnh của tương phá và các Địa chi có mối quan hệ tương phá phải được xem xét.
Theo đó, khi chúng ta nhìn vào một Bát tự, chúng ta không nên cho rằng bất cứ điều gì tiêu cực luôn có nghĩa là một kết quả không tốt. Đôi khi, tiêu cực là tốt.
Bây giờ, chỉ vì một Địa chi nào đó có mối quan hệ tương phá với một Địa chi khác, điều đó không có nghĩa là một người sinh vào năm Tý, không nên kết hôn với một người sinh vào năm Dậu hoặc tránh kết bạn với những người người sinh năm Dậu. Điều đó không có nghĩa là họ sẽ có một cuộc hôn nhân hoặc mối quan hệ "phá hoại". Kiểu suy luận này không chỉ sai mà nó đơn giản không phải là Bát tự!
Mật mã của tương phá
Sự hiện diện của mối quan hệ tương phá trong Bát tự có thể dẫn đến việc một người có thói quen có hại cho sức khỏe của họ (ví dụ: hút thuốc, uống rượu, ma túy) hoặc gây hại cho mối quan hệ của họ hoặc trạng thái tâm lý. Đôi khi, tương phá khiến những ảo tưởng hay giấc mơ của họ tan vỡ. Một mối quan hệ tương phá cũng có thể biểu hiện như một dạng không hài lòng. Nếu tương phá ở mức độ nghiêm trọng, những người này là những người hay than vãn, có nhiều điều để phàn nàn nhưng dường như không muốn hành động cần thiết để thay đổi cuộc sống của họ.
Hầu hết chúng ta có thể biết một người như thế này - bạn biết đấy, người bạn tốt nghĩ rằng họ xứng đáng có nhiều tiền hơn từ công việc của họ nhưng không muốn làm thêm giờ. Họ luôn có lý do tại sao hoặc luôn biện minh cho những vấn đề không phù hợp với họ.
Một ví dụ khác là người sáng tạo nghệ thuật khao khát theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của họ nhưng vẫn bị cản trở bởi công việc nặng nhọc, sự hy sinh trong nghệ thuật. Người này không hạnh phúc và cảm thấy thế giới đang tước đi cơ hội theo đuổi ước mơ của họ.
Tương phá xuất hiện khi nào?
Các Địa chi có mối quan hệ tương phá PHẢI ở cạnh nhau trong Bát tự. Nếu hai Địa chi cách nhau một trụ, đây không được coi là tương phá.
Ở cấp độ cơ bản, có hai cách mà tương phá có thể biểu hiện trong Bát tự. Là tương phá tĩnh (xảy ra giữa hai Địa chi nằm cạnh nhau trong biểu đồ Bát tự) hoặc dưới dạng tương phá động (xảy ra khi các Địa chi trong biểu đồ Bát tự có mối quan hệ tương quá với Địa chi trong Lưu niên hoặc Đại vận).
Một hình thức khác trong đó mối quan hệ tương phá có thể biểu hiện là thông qua các Đại vận, được gọi là tương phá động. Nhìn vào ví dụ dưới đây:
Trong ví dụ này, có một mối quan hệ tương phá giữa Địa chi trụ ngày và Địa chi Đại vận của người đó, bắt đầu ở tuổi 24. Địa chi trụ ngày cũng là cung vợ chồng. Chúng ta có thể kết luận từ ví dụ này rằng mối quan hệ tương phá liên quan đến cung vợ chồng. Vì vậy, kết quả là gì?
Nói chung, chúng ta có thể nói rằng trong Đại vận này, người đó sẽ gặp phải những hiểu lầm với người phối ngẫu của họ sẽ khiến họ phát sinh thói xấu hoặc gây ra vấn đề trong gia đình. Tuy nhiên, mối quan hệ tương phá này có thể chứng tỏ một sự phát triển tích cực trong cuộc sống của người này. Một khởi đầu mới đang đến với người này và nếu người này sử dụng cơ hội này để thay đổi thói quen xấu của họ và đưa ra quyết định thay đổi để tốt hơn, có thể trong khoảng thời gian 10 năm này, họ có thể thay đổi tích cực cuộc sống của họ và đạt được hạnh phúc lớn hơn.
Khi tương phá xuất hiện ngay trong biểu đồ của bạn, nó được gọi là tương phá tĩnh. Vì vậy, ví dụ, mối quan hệ tương phá giữa Địa chi trụ năm và trụ tháng hoặc mối quan hệ tương phá giữa Địa chi trụ tháng và trụ ngày, hoặc mối quan hệ tương phá giữa Địa chi trụ ngày và trụ giờ.
Nếu xuất hiện mối quan hệ tương phá giữa Địa chi trụ tháng và Địa chi trụ ngày, thì vấn đề sẽ nảy sinh trong tuổi trẻ của người đó hoặc ở tuổi trung niên.
Nếu mối quan hệ tương phá xuất hiện giữa Địa chi trụ ngày và Địa chi trụ giờ, thì thường liên quan đến các sự kiện hoặc hành vi phá hoại xảy ra trong giai đoạn tuổi già, hoặc vợ / chồng hoặc con cái liên quan.
Ý nghĩa của tương phá
Mỗi loại tương phá mang một ý nghĩa hoặc hàm ý riêng và thường dẫn đến một loại tình huống hoặc kịch bản rất cụ thể. Ví dụ: nếu ai đó có mối quan hệ tương phá giữa Tý và Dậu trong Bát tự của họ, điều này có nghĩa là tương phá liên quan đến lạm dụng rượu hoặc chất kích thích. Những cá nhân có loại tương phá này trong biểu đồ của họ có thể là những người thường dùng đến sự kích động để hoàn thành công việc vì họ có tự ái rất cao. Hoặc họ có thể nhấn chìm nỗi buồn trong rượu hơn là đối mặt với vấn đề của họ. Hoặc họ xử lý sự căng thẳng của công việc thông qua việc uống rượu.
Tí Dậu tương phá
Sự tương phá giữa Tý và Dậu có thể mang lại sự tẩy chay hoặc lưu đày cho một người, thường là do thói quen nghiện rượu hoặc tình dục. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tương phá, nó có thể gây ra trầm cảm nghiêm trọng.
Tất nhiên, để có được một bức tranh đầy đủ hơn, chúng ta cần kết hợp với việc đọc ý nghĩa của Thập thần. Nhưng bây giờ, chỉ cần nhận ra rằng một số loại tương phá có thể được liên kết với các loại hành vi tiêu cực nhất định.
Dưới đây, là một ví dụ về Bát tự với Tý Dậu tương phá.
Nam, 18/12/1961 22g30
Biểu đồ này có sự tương phá giữa Tý(trụ tháng) và Dậu(trụ ngày). Không ngạc nhiên, người này là một người nghiện rượu. Bây giờ, lý do người này nghiện rượu là gì?
Bát tự này rất lạnh - lưu ý rằng tất cả các Địa chi đều là Địa chi thuộc mùa đông (Sửu, Hợi và Tý). Mặc dù có một ngọn lửa Đinh Hỏa trong trụ giờ, nhưng nó không đủ mạnh để làm ấm Bát tự. Hỏa trong nghiên cứu về Ngũ hành, là thứ mang lại niềm đam mê và hạnh phúc cho Bát tự của một người. Vì Bát tự lạnh và Hỏa yếu, có Kim và Thủy chiếm ưu thế (hãy nhớ rằng Bát tự nói, Kim và Thủy đại diện cho cảm xúc), người này dễ bị trầm cảm và không ổn định về mặt cảm xúc. Vì lý do đó, người này mượn rượu giải sầu.
Trong Đại vận Đinh Dậu, nghiện rượu trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Tại sao vậy? Dậu Kim chứa Tân Kim. Tân Kim là sao Thất Sát của Nhật chủ Ất Mộc. (Thất Sát là một trong hai biểu hiện của Quan Sát). Thất Sát đại diện cho sự can đảm và dũng cảm, khi ngôi sao Thất Sát phát huy những phẩm chất tích cực của nó. Nhưng trong biểu đồ này, nó là yếu tố tiêu cực và do đó thể hiện phẩm chất tiêu cực của nó, đó là sự bất hợp lý, hung hăng, hành vi ngang ngược và ngông cuồng.
Bây giờ, hãy lưu ý rằng Dậu từ Đại vận Đinh Dậu, có chứa Thất Sát Tân Kim, đang trong mối quan hệ tương phá với Tý. Tý chứa Quý Thủy, là ngôi sao Thiên Ấn của Nhật chủ Ất Mộc. Thiên Ấn chi phối cảm giác, mức độ thoải mái và độ nhạy cảm của một người. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng Dậu ở Đại vận Đinh Dậu cũng có mối quan hệ tương hình với Dậu trong cung vợ chồng.
Khi đã phân tích những thông tin trên chúng ta có thể kết luận điều gì? Rõ ràng, Đại vận Đinh Dậu ảnh hưởng đến mối quan hệ của người đó với người phối ngẫu. Vì đó là tương hình liên quan đến Thất Sát, chúng ta có thể kết luận rằng nguyên nhân của vấn đề là do hành vi phi lý hoặc hung hăng của chính người này. Hành vi này sau đó khiến mối quan hệ trở nên tồi tệ và người đó trở nên chán nản. Vì ngôi sao Thiên Ấn cũng bị ảnh hưởng, chúng ta có thể kết luận rằng chứng nghiện rượu của người này cũng liên quan đến các vấn đề về lòng tự trọng.
Ngọ Mão tương phá
Một loại tương phá khác là Ngọ và Mão. Tương phá này đề cập đến việc phải làm một cái gì đó dẫn đến việc một người quay lưng lại với quá khứ, gia đình hoặc nguyên tắc của họ.
Nó thường đề cập đến sự xuất hiện của tình cảnh nan giải của người đó. Ví dụ, cha của bạn là một người bán thịt và bạn được nuôi ăn học nhờ công việc của cha bạn. Nhưng khi bạn tốt nghiệp, có được bằng cấp và bắt đầu đi làm, bạn cảm thấy xấu hổ vì thực tế là cha bạn làm nghề bán thịt.
Ngọ Mão tương phá về cơ bản cũng có thể biểu thị những trải nghiệm xấu với bạn bè hoặc lòng tin giữa bạn bè. Lời khuyên này có hiệu quả với những người chịu ảnh hưởng tiêu cực của mối quan hệ tương phá này: "Chỉ vì ai đó không yêu bạn theo cách bạn muốn, không có nghĩa là họ không yêu bạn bằng tất cả những gì họ có".
Một lần nữa, mức độ nghiêm trọng của tương phá phải được cân nhắc thông qua đánh giá Bát tự tổng thể. Đôi khi, ảnh hưởng của tương phá là nhỏ và thậm chí không đáng kể.
Mối quan hệ hợp - phá
Có hai Địa chi có mối quan hệ hợp - phá. Điều này có nghĩa là các Địa chi có cả mối quan hệ hợp và phá. Bảng dưới đây cho thấy hai mối quan hệ hợp - phá giữa các Địa chi.
Thân Tị tương hợp nhưng Thân Tị tương phá. Dần Hợi Lục hợp nhưng Dần Hợi tương phá.
Mối quan hệ hợp - phá thường liên quan đến các tình huống hoặc kịch bản hoặc mối quan hệ nơi mọi thứ đi từ tốt đến xấu, hoặc xấu thành tốt.
Ví dụ, một người hợp tác với người khác, với hy vọng đạt được điều gì đó tốt hơn cho cả hai nhưng cuối cùng lại trở mặt với đối tác của họ. Hoặc một người bị rơi vào tình huống khó khăn,bị lừa do kết quả của một sự hợp tác với ai đó.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, khía cạnh phá hoại của mối quan hệ hợp-phá có thể hoạt động hoặc không hoạt động. Ví dụ: nếu Bát tự chứa Dần Hợi hợp-phá, nếu hợp giữa Dần và Hợi thành công hóa thành Mộc, thì ý nghĩa tương phá thường không được xem xét. Tuy nhiên, nếu sự kết hợp không thành công, thì tương phá phải được xem xét.
Xem ví dụ sau:
Nam, 12/11/1986 12g30
Nhật chủ Canh Kim này có mối quan hệ hợp-phá giữa trụ năm và trụ tháng. Người này có mối quan hệ không tốt với cha mình, cha đã ly dị với mẹ. Anh ta sống với ông bà từ khi còn nhỏ và cha anh hiếm khi đến thăm.
Thông qua các cung, chúng ta có thể thấy rằng Hợi trong cung tháng và Dần trong cung năm nằm trong mối quan hệ hợp-phá. Bây giờ, với những kiến thức học được từ các ví dụ trước, bạn hãy đào sâu để tìm hiểu điều gì đang thực sự xảy ra trong Bát tự. Vì vậy, hãy xem xét kỹ hơn về Dần.
Bên trong Dần là Giáp Mộc. Giáp Mộc là ngôi sao Thiên Tài của Nhật chủ Canh Kim. Thiên Tài với một người đàn ông, đại diện cho cha của anh ta. Dần hợp với Hợi trong Địa chi tháng, đó là cung cha mẹ. Vì vậy, người cha có nghĩa vụ phải chăm sóc anh ta.
Khía cạnh phá hoại của mối quan hệ hợp-phá tạo ra vấn đề không tốt ở đây. Bởi vì Dần và Hợi hợp nhưng không hóa thành Mộc và hai Đại vận đầu tiên cũng không giúp việc hợp hóa thành công nên khía cạnh tương phá của mối quan hệ được kích hoạt.
Trong trường hợp này, mối quan hệ tương phá tác động đến ngôi sao Thiên Tài, và do đó, liên quan đến mối quan hệ với cha. Người này khó chịu với cha mình vì anh ta cảm thấy cha mình sống không đúng với trách nhiệm của một người cha và anh ta thất vọng với cha mình. Sự giúp đỡ của ông bà là do sự hiện diện của Bính Hỏa trong trụ năm. Yếu tố này điều hòa, làm ấm tạo sự thoải mái cho biểu đồ. Do đó, anh ta sống hạnh phúc với ông bà hơn với bố mẹ.
Sự tàn phá của tương xung và tương phá
Trong một số biểu đồ của Bát tự, tương xung có thể xuất hiện cùng với tương phá. Điển hình cho sự xuất hiện này là sự hiện diện của tương phá của Ngọ Mão song song với tương phá của Tý Dậu. Loại hình này thường chỉ ra các vấn đề có tính chất tình dục, ví dụ, lạm dụng tình dục hoặc tấn công tình dục hoặc các vấn đề gây ra bởi tình dục. Tại sao? Bởi vì khi một đội hình như vậy có mặt trong Địa chi của Bát tự, tất cả các ngôi sao Đào Hoa đều có mặt trong biểu đồ và các ngôi sao Đào Hoa thường chi phối các vấn đề liên quan đến sự hấp dẫn và tình dục. Sự hình thành đặc biệt rắc rối nếu các ngôi sao là các yếu tố tiêu cực.
Hãy xem ví dụ sau:
Nữ, 18/03/1954 12g30
Người phụ nữ này đã bị cưỡng hiếp sau khi cô say rượu. Kết quả là cô đã mang thai. Cô chọn cách phá thai và thấy hối hận vì hung thủ đã xin lỗi cô. Sau sự kiện đó, cô đã gặp vấn đề với hôn nhân và các mối quan hệ của mình.
Biểu đồ Bát tự cho chúng ta biết điều gì? Đầu tiên, xuất hiện tương phá của Ngọ và Mão và nó ảnh hưởng đến các Địa chi trụ tháng và Địa chi trụ năm. Điều này cho chúng ta biết gia đình cô không phải là gia đình hạnh phúc. Mẹ cô ấy là vợ lẽ, nếu ở phương Đông việc năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường thì ở phương Tây thì không chấp nhận điều này. Cô ấy cảm thấy xấu hổ về việc này.
Địa chi ngày và Địa chi giờ xuất hiện mối quan hệ tương phá giữa Tý và Dậu. Điều này cho chúng ta biết rằng có vấn đề với trẻ em và biểu thị một sự kiện đáng tiếc liên quan đến trẻ em (chẳng hạn như phá thai.) Hãy nhớ trước đó tôi đã nói về việc tương phá thường xuyên liên quan đến một người cảm thấy bị dồn vào chân tường hoặc buộc phải thực hiện một số hành động do hoàn cảnh? Tương phá thường liên quan đến một người phải xử lý một cái gì đó mà người đó không được chuẩn bị trước để đối phó nhưng không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đối mặt với hoàn cảnh. Trong trường hợp của người phụ nữ này, cô phải phá thai vì đó là kết quả của việc cô không muốn xảy ra.
Bạn sẽ nhận thấy rằng cũng có một mối quan hệ tương xung trong biểu đồ của cô ấy, giữa Mão và Dậu. Điều này ảnh hưởng đến cung vợ chồng và do đó, cuộc hôn nhân của cô có vấn đề. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến cuộc hôn nhân của cô gặp vấn đề. Hãy nhớ rằng, ở Bát tự, chúng ta không đi đến kết luận của mình dựa trên một phân tích, khi nhiều phân tích cùng hướng tới một kết quả thì khả năng rất cao nó sẽ xảy ra.
Ngoài tương xung với cung vợ chồng, biểu đồ này không thấy xuất hiện ngôi sao chồng thực sự. Ngôi sao chồng của Nhật chủ Quý Thủy này được gọi là Chính Quan, là Mậu Thổ. Bạn thấy đấy toàn bộ biểu đồ không có bất kỳ Thổ nào trong đó. Vì vậy, Quý Thủy phải sử dụng Kỷ Thổ, đó là Thất Sát. Kỷ Thổ duy nhất đang tàn ẩn trong Ngọ Hỏa. Thất Sát này bị tương phá bởi vì Ngọ và Mão tương phá. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là cô ấy có cái nhìn lệch lạc về đàn ông, vì có chuyện gì đó đã xảy ra với cô ấy - một sự kiện hoặc một mối quan hệ trong quá khứ.
Ngày xảy ra vụ hãm hiếp xảy ra vào năm 1978, là vào năm Mậu Ngọ, trong Đại vận Giáp Tý. Trong năm đó, Tý trong trụ Đại vận xung với Ngọ có mặt trong Địa chi năm trong biểu đồ Bát tự của cô. Thất Sát(Kỷ Thổ) trong Ngọ bị xung! xung liên quan đến Tý, trong Tý tàng ẩn Quý Thủy. Quý Thủy là Tỷ Kiên với Nhật chủ Quý Thủy. Xung cho thấy hành động cưỡng bức là của một người bạn là bạn trai của cô.
Tý cũng tạo ra mối quan hệ tương hình vô lễ với Mão trong trụ cột tháng. Hiếp dâm là một ví dụ tương hình vô lễ. Tý cũng có mối quan hệ tương phá với Dậu trong Địa chi ngày của cô ấy. Điều đó cho chúng ta biết rằng rượu là nguyên nhân của vấn đề. 1978 là năm của Mậu Ngọ, chỉ ra ngôi sao chồng đã đến, và Mậu Thổ kết hợp với Nhật chủ Quý Thủy. Nhìn bề ngoài, có vẻ như là một người chồng xuất hiện nhưng trên thực tế, ở các Địa chi, một điều khác thường đang được biểu hiện!
Năm Mậu Ngọ 1978 cũng xuất hiện mối quan hệ tương xung với Tý trong trụ giờ, biểu thị một hoạt động diễn ra đột ngột. Ngọ cũng trong đội hình tương hình với Ngọ trong trụ năm. Điều đó cho chúng ta biết rằng "bạn trai" (Thất Sát) đã thực hiện một hoạt động mà anh ta hối hận. Ngọ trong Lưu niên cũng có mối quan hệ tương phá với Mão trong trụ tháng, cho thấy một sự kiện chấn thương tâm lý xảy ra vào năm đó.
Bát tự của tôi toàn sao Đào Hoa! Tôi có nên lo lắng không?
Chỉ vì bạn có tất cả các ngôi sao Đào Hoa (Tý, Ngọ, Mão, Dậu) có mặt trong Bát tự của bạn không có nghĩa là bạn sẽ trải nghiệm những gì mà người phụ nữ này gặp phải. Không có nghĩa rằng nếu bạn có tất cả các ngôi sao Đào Hoa, bạn sẽ trở thành gái điếm hoặc trai bao, đây là một giả định phổ biến nhưng không chính xác. Mỗi Bát tự thì vị trí của các ngôi sao Đào Hoa là khác nhau. Nếu chúng ta điều chỉnh biểu đồ ở trên và thay đổi vị trí của các cột năm và tháng, như bên dưới:
Đó là một sự khác biệt lớn trong việc giải thích! Tất cả bốn ngôi sao Đào Hoa đều có mặt nhưng theo một thứ tự khác nhau, tác động là khác nhau. Vẫn còn mối quan hệ tương phá giữa Ngọ và Mão nhưng không có tương xung với cung vợ chồng. Điều đó có nghĩa là trong khi một sự kiện khó chịu có thể xảy ra, nó không có tác động đến hôn nhân hoặc các mối quan hệ trong tương lai của cô ấy.
Khi biểu đồ được điều chỉnh theo cách này, Kỷ Thổ, ngôi sao Thất Sát, giờ là một ngôi sao mạnh mẽ và chất lượng tốt hơn và không có tác dụng gây ô nhiễm cho Nhật chủ Quý Thủy. Khi các Địa chi năm và tháng được hoán đổi, thì các Đại vận cũng đã thay đổi. Tương xung giữa Tý và Ngọ bây giờ có khả năng chỉ xảy ra ở độ tuổi 60 của cô ấy.
Ví dụ này cho chúng ta biết điều gì? Đầu tiên, rằng chúng ta không nên vội vàng kết luận bất cứ điều gì khi nói đến Bát tự. Mỗi biểu đồ nên được đọc riêng và phân tích riêng. Tất nhiên, trong Bát tự, chúng ta sử dụng một số mô hình hóa, dưới dạng cấu trúc, để rút ra kết luận nhưng đây luôn là những kết luận phải được hỗ trợ bởi nhiều hơn một phát hiện trong biểu đồ. Do đó, nguyên tắc vàng khi đọc biểu đồ Bát tự là không bao giờ cho rằng một biểu đồ, có sự tương đồng với biểu đồ khác, sẽ trải qua các sự kiện hoặc kết quả tương tự.
Khắc phục tương phá
Lúc nào cũng vậy, những cá nhân có mối quan hệ tương phá trong Bát tự của họ cuối cùng có thể trở thành những người cực kỳ tiêu cực, người đổ lỗi cho tất cả mọi người trừ chính họ vì cuộc sống của họ. Họ không sẵn lòng giúp đỡ bản thân nhưng vẫn không thể hài lòng với những gì họ có. Câu nói "Chúa chỉ giúp ai biết tự nỗ lực hết sức mình để chiến thắng" rõ ràng không áp dụng cho những người này!
Nhưng cũng có một số trường hợp trong đó tương phá có thể mang lại kết quả tốt. Họ trải qua một giai đoạn khó khăn nhưng vượt qua, thay đổi để trở nên tốt hơn. Tương phá có thể báo hiệu một sự thay đổi tích cực, từ cũ sang mới hoặc loại bỏ một thói quen xấu. Về mặt đó, tương phá trong Bát tự không phải lúc nào cũng gây bất lợi.
Chìa khóa để đối phó với tương phá trong biểu đồ Bát tự của bạn không phải là than vãn về điều đó mà là tự hỏi bản thân đã rút ra được trải nghiệm, bài học như thế nào. Tìm bài học, tìm vấn đề và sau đó thực hiện bước đột phá của bạn. Một trụ cột bị tương phá giống như một chương cũ đóng lại và chuyển sang một chương mới trong cuộc đời bạn. Nắm bắt cơ hội cho một khởi đầu mới, và buông bỏ quá khứ. Lắng nghe Bát tự và hãy tiếp tục tiến bước về phía trước.